7 điểm cần lưu ý khi khai báo hải quan điện tử hàng nhập
Hình thức khai báo hải quan điện tử đã giúp các doanh nghiệp thuận tiện hơn, rút ngắn thời gian tiết kiệm chi phí làm thủ tục hải quan. Để giúp các nhà nhập khẩu thực hiện khai hải quan điện tử được thuận lợi, bài viết này 7 điểm cần lưu ý khi khai hải quan điện tử hàng nhập.
Quy trình khai báo hải quan điện tử hàng nhập
(1) Khai thông tin nhập khẩu (IDA)
(2) Đăng ký tờ khai nhập khẩu (IDC)
(3) Kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai
(4) Phân luồng, kiểm tra, thông quan: Khi tờ khai đã được đăng ký, hệ thống tự động phân luồng, gồm 3 luồng xanh, vàng, đỏ
(5) Khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan
(6) Những điểm cần lưu ý
Hướng dẫn 8 bước khai hải quan điện tử
2. Cách thức thực hiện:
Việc khai, tiếp nhận, xử lý thông tin khai hải quan, trao đổi các thông tin khác theo quy định của pháp luật về thủ tục hải quan giữa các bên có liên quan thực hiện thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
3.Thành phần, số lượng hồ sơ:
– Thành phần hồ sơ:
+ Tờ khai hàng hoá nhập khẩu.
+ Các chứng từ đi kèm tờ khai (dạng điện tử hoặc văn bản giấy): theo quy định tại Điều 24 Luật Hải quan.
– Số lượng hồ sơ: 01 bản giấy hoặc điện tử.
4.Thời hạn giải quyết:
– Hệ thống phản hồi cho người khai hải quan ngay sau khi hệ thống tiếp nhận, công chức hải quan chấp nhận kết quả phân luồng/từ chối tờ khai trừ các trường hợp bất khả như nghẽn mạng, hệ thống đường truyền gặp sự cố…
– Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải (tính từ thời điểm người khai hải quan đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu về làm thủ tục hải quan theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 23 Luật Hải quan):
+ Chậm nhất là 08 giờ làm việc đối với lô hàng xuất khẩu áp dụng hình thức kiểm tra thực tế một phần hàng hóa theo xác suất;
+ Chậm nhất là 02 ngày làm việc đối với lô hàng xuất khẩu áp dụng hình thực kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa.
Trong trường hợp áp dụng hình thức kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa mà lô hàng xuất khẩu có số lượng lớn, việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn kiểm tra có thể được gia hạn nhưng không quá 08 giờ làm việc.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức, cá nhân
6.Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục hải quan
– Người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không
– Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục hải quan
– Cơ quan phối hợp (nếu có):
7.Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Quyết định thông quan hàng hóa
8.Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Trước khi thực hiện thủ tục hải quan, người khai hải quan phải:
– Có chữ ký số được đăng ký;
– Đăng ký người sử dụng Hệ thống VNACCS/VCIS;
– Làm thủ tục cấp mã địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp doanh nghiệp không được công nhận địa điểm kiểm tra tại chân công trình, cơ sở sản xuất, nhà máy, doanh nghiệp phải đưa hàng hoá đến địa điểm kiểm tra tập trung để kiểm tra (áp dụng đối với các lô hàng được hệ thống VNACCS phân vào luồng đỏ).
Vừa rồi là bài viết 7 điểm cần lưu ý khi khai báo hải quan điện tử cho hàng nhập khẩu, hi vọng bài viết đã cung cấp đến các bạn các thông tin hữu ích về vấn đề khai báo hải quan.
Xem thêm:
Khai báo hải quan là gì? Những điều cần biết
Hồ sơ hải quan nhập khẩu cần những gì?