News

News

Điều kiện FCA là gì? 3 lưu ý về trách nhiệm của các bên

Điều kiện FCA là gì? 3 lưu ý về trách nhiệm của các bên

Khi tiếp xúc với Incoterm bạn sẽ không còn xa lạ gì với các điều khoản thông dụng như FOB, EXW,.. Tuy nhiên có một điều khoản ít thông dụng hơn nhưng được các chuyên gia đánh giá cao đó là FCA. Vậy điều kiện FCA là gì ? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến các bạn điều kiện FCA, những quy định trách nhiệm bên bán và bên mua.

dieu-kien-fca-la-gi

Điều kiện fca là gì? Lưu ý về trách nhiệm của 3 bên

Điều kiện FCA là gì?

Điều kiện FCA tức Free Carrier - Giao hàng cho người chuyên chở

Free Carrier - giao hàng cho người chuyên chở có nghĩa là người bán giao hàng đã thông quan xuất khẩu cho người mua tại cơ sở của người bán hoặc tại nơi thoả thuận khác được quy định trong hợp đồng ngoại thương. Người bán sẽ kết thúc trách nhiệm của mình khi giao hàng cho người chuyên chở do người mua thuê. Từ đó, mọi rủi ro liên quan đến hàng hoá sẽ được chuyển từ người bán sang người mua kể từ khi hàng được giao. (Nguồn tham khảo: Wikipedia)

Nói một cách ngắn gọn, trách nhiệm của người bán và người mua trong Terms FCA như sau:

+ Người bán thông quan hàng xuất. Người mua thông quan hàng nhập.

+ Người mua thuê phương tiện vận tải

+ Địa điểm giao hàng ở nước người bán. Có các địa điểm giao hàng thường gặp như:

Điều kiện FCA (tại kho người bán)

Điều kiện FCA (Sân bay đi)

Điều kiện FCA (cảng xuất)

Trách nhiệm của người bán trong điều kiện giao hàng FCA:

+ Trucking đến nơi chỉ định thuộc nước người bán

+ Bốc hàng lên phương tiện vận tải nội địa do người mua chỉ định

+ Thông quan hàng xuất khẩu

+ Đóng thuế xuất khẩu ( Nếu có )

Trách nhiệm của người mua trong điều kiện giao hàng FCA:

+ Thuê phương tiện vận tải quốc tế (máy bay, tàu biển)

+ Local charge đầu xuất

+ Local charge đầu nhập

+ Thông quan hàng nhập khẩu

+ Đóng thuế nhập khẩu

+ Trucking tại đầu nhập về kho của người mua

+ Dở hàng khỏi phương tiện vận tải nội địa tại kho người mua.

Trách nhiệm về việc bốc – dỡ

Bất kể trường hợp hàng được giao ở xưởng người bán: FCA (Seller’s Warehouse) hay giao tại sân bay: FCA (Tân Sơn Nhất Airport) hay giao ở cảng biển: FCA (Cảng Cát Lái) thì:

Người bán chịu chi phí + Rủi ro bốc hàng lên phương tiện vận tải tại xưởng người bán.

Người mua chịu chi phí + Rủi ro bốc hàng lên máy bay/tàu (trả phí THC đầu bốc).

Hai bên mua/bán phải rất lưu ý mục này trong lúc chào giá/thương thảo giá hàng bán vì rất nhiều trường hợp hai bên nhầm lẫn mục này. Vì thông thường hãng bay/hãng tàu sẽ chào giá cước bay/cước tàu theo kiểu phí THC bên nào bên đó trả. Người bán phải nhắc nhớ và lập luận chặt chẽ để người mua hiểu và chịu phí này ngay từ đầu. Nếu có thoả thuận phát sinh khác với những thỏa thuận trước đó thì phải nêu rõ trước khi ký hợp đồng.

Người mua chịu chi phí + Rủi ro dỡ hàng xuống máy bay/tàu (trả phí THC đầu dỡ)

Người mua chịu chi phí + Rủi ro dỡ hàng xuống khỏi phương tiện vận tải tại xưởng người mua.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về điều kiện FCA là gì và các điều khoản phù hợp cho những bạn mới lần đầu tiếp xúc với xuất nhập khẩu, hy vọng giúp bạn nhiều tham vấn kiến thức về điều kiện Incoterm FCA.

Tham khảo thêm:

ETD là gì? Phân biệt ETD và ETA

ETA là gì? Các thông tin liên quan?

Fob Là Gì? Doanh Nghiệp Nên Chọn Fob Hay Cif?

  • Zalo
  • Hot line