News

News

Master bill là gì? Phân biệt Master Bill và House Bill [cập nhật 2020]

Master bill là gì? Phân biệt Master Bill và House Bill [cập nhật 2020]

Master bill là gì ? Trong vận tải biển vận đơn như là linh hồn của hàng hóa. Vì vận đơn ( bill of lading ) chứng nhận người vận chuyển (carrier) đã nhận hàng và chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đến nơi theo yêu cầu của shiper.

master-bill-of-landing

Master bill là gì? Phân biệt Master Bill và House Bill

Master Bill là gì?

Master bill of lading là vận đơn đường biển do hãng tàu phát hành cho shipper, vận đơn này chỉ có người sở hữu tàu mới được quyền phát hành. Master Bill được dịch là Vận đơn chủ, và thường được viết tắt là BML hay MB/L.

Khi bạn lấy Master bill có nghĩa là trên vận đơn gốc (original bill) phát hành có hình logo hãng tàu. Mặc dù bạn book hàng qua forwarder nhưng người phát hành bill gốc là hãng tàu. Tưởng tượng lúc này forwarder chỉ là người thay bạn book tàu, bạn làm việc trực tiếp với hãng tàu.

Sau khi có bill gốc để consignee nhận được hàng bạn phải gửi bill gốc cho consignee, thường gửi bằng đường hàng không.

Tuy nhiên việc làm này tốn kém và chậm. Hiện nay hầu hết các hãng tàu cho release hàng bằng telex release (surrender bill of lading) và bạn phải chịu phí telex release khoảng vài trăm nghìn (thường trên 200.000VND).

Master bill gồm có : Original Bill và Surrender Bill

Kết luận : Master bill là lấy vận đơn gốc từ hãng tàu, hoặc lấy surrender bill khi làm điện telex realease.

Ưu điểm lấy Master bill : Vì Master bill là vận đơn do hãng tàu phát hành, shipper là người đứng tên trên vận đơn do đó nếu rủi ro xảy ra bạn vẫn là pháp nhân trực tiếp để giải quyết với hãng tàu. thể đem house bill để thưa kiện hãng tàu.

Phân biệt Master Bill (MBL) và House Bill (HBL)

House Bill là gì?

House Bill of Lading là vận đơn đường biển do công ty giao nhận vận tải (freight forwarder) phát hành, dịch là Vận đơn nhà, thường được viết tắt là HBL, HB/L, hay House Bill.

Sau khi chủ hàng đóng hàng và giao cho công ty giao nhận, làm xong thủ tục hải quan xuất khẩu, và nộp một số phí liên quan, công ty giao nhận sẽ phát hành HBL cho khách hàng.

HBL và MBL khác nhau ở những điểm chính như sau:

  • HBL do công ty forwarding cấp cho công ty xuất nhập khẩu, còn MBL thì do hãng tàu cấp cho công ty forwarding
  • HBL dễ sửa hơn MBL, vì forwarder thường là công ty nhỏ, làm dịch vụ, nên chăm sóc khách hàng tận tình hơn. Trong khi đó, hãng tàu quy trình chặt chẽ, nhưng cồng kềnh nên việc sửa Bill thường khó và tốn kém.
  • Về mặt rủi ro, thì hãng tàu thường có quy mô và uy tín tốt hơn forwarder, nên chứng từ MBL mà họ phát hành ra ít nhiều cũng có độ “đảm bảo” cao hơn.

Một số lưu ý liên quan khi sử dụng Master Bill là gì?

  • Không phải lô hàng nào cũng có cả 2 loại vận đơn này, nghĩa là không phải lúc nào cũng cần phân biệt House Bill và Master Bill. Có nhiều trường hợp, chủ hàng làm việc thẳng với hãng tàu không qua fowarder, hoặc có nhờ forwarder book chỗ nhưng chủ hàng vẫn yêu cầu được đứng tên trên Bill. Khi đó, hãng tàu vẫn cấp vận đơn MBL trực tiếp cho chủ hàng, và cũng có nghĩa là không xuất hiện HBL.
  • Có trường hợp với 1 lô hàng, có 1 MBL nhưng nhiều HBL. Ví dụ điển hình là hàng ghép container (LCL), khi có hãng tàu vận chuyển nguyên container, 1 forwarder gom hàng lẻ (consolidator) HBL cho mỗi lô hàng, và 1 forwarder khác nhận 1 hàng và chỉ cấp 1 HBL cho lô hàng mà mình nhận vận chuyển. Trong trường hợp này, sẽ xuất hiện nhiều B/L (thường gọi là Bill nối), và nhiều D/O (hay được gọi là lệnh nối).
  • Một số trường hợp khác, forwarder có nhiều lô hàng của những chủ hàng khác nhau nhưng đi cùng chuyến tàu. Do đó, forwarder cấp nhiều HBL, nhưng chỉ làm 1 MBL với hãng tàu (để tiết kiệm chi phí, thời gian).

Tóm lại, khác biệt cơ bản nhất giữa HBL và MBL là ở bên nào phát hành. HBL do forwarder còn MBL là của hãng tàu.

Mong rằng qua bài viết trên đã giúp các bạn hiểu master bill là gì và phân biệt được Master Bill và House Bill, tránh nhầm lẫn khi thực hiện những thủ tục xuất nhập khẩu quan trọng.

  • Zalo
  • Hot line