News

News

Nắm quy tắc xuất xứ CPTPP để tối đa lợi ích

Nắm quy tắc xuất xứ CPTPP để tối đa lợi ích

nam-quy-tac-xuat-xu-cptpp

Nắm quy tắc xuất xứ CPTPP để tối đa lợi ích

Trong thời gian vừa qua, Bộ Công thương tổ chức các đợt tập huấn tại nhiều địa phương cho các doanh nghiệp cũng như cán bộ nhà nước nhằm tận dụng lợi ích từ quy tắc xuất xứ hàng hoá trong CPTPP. Xin bà cho biết vai trò của xuất xứ hàng hóa trong các Hiệp định tự do thương mại (FTA) và những nội dung chủ yếu tại Thông tư số 03/2019/TT-BCT?

Thạc sĩ Trịnh Thị Thu Hiền: Để bảo đảm đúng hàng hóa có xuất xứ mới được hưởng ưu đãi thuế quan mà các nước thành viên Hiệp định dành cho nhau, FTA có chương quy tắc xuất xứ nhằm quy định cách xác định xuất xứ hàng hóa.

Từ một cách nhìn khác, quy tắc xuất xứ chính là công cụ vô hiệu hóa ưu đãi thuế quan FTA nếu hàng hóa không đáp ứng quy tắc xuất xứ và cũng là công cụ phân biệt lợi thế về thuế quan của các nước trong FTA với các nước bên ngoài FTA.

Nhân đây, tôi cũng xin lưu ý rằng khái niệm xuất xứ hàng hóa để hưởng ưu đãi thuế quan không trùng với khái niệm “Made in Viet Nam”. Thí dụ: một sản phẩm có gắn nhãn “Made in Viet Nam” chưa chắc đã có Giấy chứng nhận xuất xứ (hay còn gọi là C/O) của Việt Nam và ngược lại, một lô hàng xuất khẩu có C/O chưa chắc gắn mác “Made in Viet Nam”.

Với tinh thần khẩn trương xây dựng văn bản nội luật hóa nhằm thực hiện các cam kết tại Hiệp định CPTPP, ngày 22-1-2019, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư số 03/2019/TT-BCT quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP. Thông tư gồm năm Chương, 33 Điều và chín Phụ lục kèm theo.

So với các FTA Việt Nam đã ký kết và tham gia, quy tắc xuất xứ hàng hóa CPTPP có một số điểm mới như: Các công thức tính hàm lượng giá trị khu vực; Quy tắc xuất xứ bộ hàng hóa; Quy tắc xuất xứ hàng tân trang, hàng tái chế tạo; Quy tắc mặt hàng dệt may; Danh mục quy tắc cụ thể mặt hàng (PSR); Trường hợp không áp dụng linh hoạt đối với nguyên liệu không có xuất xứ; …

Về cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hàng xuất khẩu từ Việt Nam áp dụng cơ chế C/O do tổ chức được Bộ Công thương ủy quyền cấp. Thời gian chuyển tiếp sang cơ chế nhà xuất khẩu đủ điều kiện tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa được thực hiện từ 5 đến 10 năm theo hướng dẫn của Bộ Công thương. Cơ chế nhà nhập khẩu Việt Nam tự chứng nhận xuất xứ thực hiện sau 5 năm kể từ ngày CPTPP có hiệu lực.

Ngoài ra, Thông tư còn ban hành kèm theo mẫu C/O CPTPP cấp cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và bao gồm các thông tin tối thiểu theo quy định tại Hiệp định CPTPP.

Do đặc thù cấu trúc danh mục PSR trong CPTPP, Thông tư gồm ba danh mục PSR: (1) danh mục PSR đối với mặt hàng dệt may, (2) danh mục PSR đối với một số loại xe và các bộ phận, phụ kiện và (3) danh mục PSR đối với các mặt hàng còn lại.

  • Zalo
  • Hot line