Quy định về thuế nhập khẩu máy móc thiết bị mới
1. Thuế nhập khẩu máy móc thiết bị
Thuế nhập khẩu là loại thuế gián thu, thu vào các loại hàng hóa được phép nhập khẩu qua biên giới Việt Nam.
Các loại thuế nhập khẩu tại Việt Nam như: Thuế nhập khẩu thông thường Thuế nhập khẩu ưu đãi; Thuế nhập khẩu ưu đãi đặt biệt; Thuế chống bán phá giá; Thuế chống trợ cấp; Thuế tự vệ.
Thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị gồm 2 trường hợp:
-
Trường Hợp Doanh Nghiệp Nhập Khẩu Máy Móc Thiết Bị Làm Tài Sản Cố Định
Doanh nghiệp bạn cần nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ cho nhu cầu sản xuất, vận hành xưởng, nhà máy.
Đối với trường hợp này, doanh nghiệp phải chịu khoản thuế sau đây:
- Về thuế nhập khẩu, theo khoản 7 Điều 103 Thông tư 38/2015/TT-BTC, doanh nghiệp được miễn thuế nhập khẩu khi nhập khẩu hàng hóa để tạo tài sản cố định của dự án thuộc trường hợp ưu đãi đầu tư. Ngược lại, sẽ phải nộp thuế nhập khẩu tương ứng.
- Thuế giá trị gia tăng tương ứng hàng hóa nhập khẩu với mức tối đa là 10%.
-
Trường Hợp Doanh Nghiệp Nhập Khẩu Máy Móc Thiết Bị Với Mục Đích Thương Mại
Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa với mục đích thương mại, mua đi bán lại, sẽ phải chịu các khoản thuế sau đây:
-
Thuế nhập khẩu: hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu không nằm trong trường trường hợp miễn thuế và thuộc đối tượng chịu thuế, được quy định trong điều 2 luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016, phải nộp thuế xuất nhập khẩu tương ứng với hàng hóa nhập khẩu
[Điều 2. Đối tượng chịu thuế]
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam. Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.
Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;
b) Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;
c) Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;
d) Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.
-
2. Quy định về thuế nhập khẩu máy móc thiết bị năm 2022
Quy định áp dụng Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn 2018- 2023 (ban155/2017/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2017).
Điều kiện để hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất VJEPA
Điều kiện để được áp dụng thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt được quy định tại Điều 4 Nghị định số 155/2017/NĐ-CP, cụ thể như sau:
“Điều 4. Điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt
Hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất VJEPA phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1. Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Được nhập khẩu từ Nhật Bản vào Việt Nam.
3. Được vận chuyển trực tiếp từ Nhật Bản vào Việt Nam do Bộ Công Thương quy định.
4. Đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản về Đối tác kinh tế, có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu JV, theo quy định hiện hành của pháp luật”.
Theo như phụ lục tại Nghị định số 155/2017/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2017 thì thuế suất trong giai đoạn từ năm 2018 đến 2023 sẽ áp dụng mức thuế suất từ 0 đến 7.5% tùy từng loại máy. Như vậy ban hãy căn cứ vào phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 155/2017/NĐ-CP để tìm cụ thể thuế suất nhập khẩu loại máy móc nông nghiệp này.
3. Những chính sách nhập khẩu máy móc thiết bị hiện nay
Những chính sách thuế nhập khẩu máy móc thiết bị hiện nay được quy định Điều 6 Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN ngày 13/11/2015 của Bộ Khoa học và Công nghệ: Điều 6. Yêu cầu cụ thể
Đối với những thiết bị nhập khẩu đã qua sử dụng:
1. Tuổi thiết bị không vượt quá 10 năm;
2. Được sản xuất theo tiêu chuẩn phù hợp với quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN) hoặc Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN) của Việt Nam hoặc phù hợp với Tiêu chuẩn của các nước G7 về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
Trường hợp đối với các máy móc, thiết bị đã qua sử dụng thuộc các dự án đầu tư, đã bao gồm dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng
1. Các dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư;
2. Dự án thuộc diện phải thực hiện các thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của các cơ quan có thẩm quyền mà không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư.
3, Trường hợp thuế nhập khẩu máy móc nếu trong hồ sơ dự án đầu tư bao gồm danh mục thiết bị đã qua sử dụng và đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, thì các cơ quan, doanh nghiệp làm đăng ký đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật đầu tư thì không phải áp dụng quy định tại khoản 1 Điều này.
Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư có thể lấy ý kiến thẩm định công nghệ của cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ đối với thiết bị đã qua sử dụng trong hồ sơ dự án trước khi quyết định chủ trương đầu tư hoặc cấp giấy chứng nhận đầu tư”