News

News

Quy trình cấp C/o cơ bản

Quy trình cấp C/o cơ bản

Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) là văn bản thuộc tổ chức có thẩm quyền thuộc quốc gia hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên những qui định và yêu cầu liên quan về xuất xứ chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa

Vậy để xin cấp một giấy chứng nhận xuất xứ của hàng hóa cần tiến hành và chuẩn bị những gì? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết này.

1. Các bước cần thiết thực hiện trước khi đề nghị cấp C/O:

Bước 1: Kiểm tra xem sản phẩm có xuất xứ thuần túy (xuất xứ toàn bộ) theo quy định phù hợp hay không. Nếu không, chuyển sang bước 2;

Bước 2: Xác định chính xác mã số HS của sản phẩm xuất khẩu (4 hoặc 6 số H.S đầu là cơ sở để xác định xuất xứ hàng hóa theo quy định) ;

Bước 3: Xác định nước nhập khẩu hàng hóa mà quốc gia đó đã ký Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam/ASEAN và/hoặc cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan GSP hay không. Nếu có, chuyển sang bước 4;

Bước 4: Kiểm tra xem sản phẩm xuất khẩu có thuộc danh mục các công đoạn chế biến đơn giản (không đầy đủ) theo quy định phù hợp hay không. Nếu có, sản phẩm đó sẽ không có xuất xứ theo quy định. Nếu không, chuyển tiếp sang bước 5.

Bước 5: So sách thuế suất để chọn mẫu C/O (nếu có) để đề nghị cấp nhằm đảm bảo hàng hóa xuất khẩu được hưởng mức ưu đãi thuế nhập khẩu thấp nhất;

Bước 6: Kiểm tra xem sản phẩm xuất khẩu đáp ứng quy định xuất xứ phù hợp hay không.

Bước 7: Nếu sản phẩm chưa đáp ứng quy định phù hợp tại bước 6, vận dụng các điều khoản đặc biệt sau:

– Quy định vi phạm cho phép (Derogation/Tolerance/De Minimis) đối với các nguyên vật liệu hoặc bộ phận không có xuất xứ;

– Quy định cộng gộp song phương;

– Quy định cộng gộp khu vực;

– Quy định cộng gộp khác và/hoặc các quy định mở rộng liên quan khác.

2. Đăng ký hồ sơ thương nhân:

Lập, nộp 1 bộ hồ sơ thương nhân cho Tổ chức cấp C/O đối với thương nhân đề nghị cấp C/O lần đầu. Hồ sơ thương nhân bao gồm:

Thông tin của thương nhân, đăng ký mẫu chữ ký của người được ủy quyền ký đơn đề nghị cấp C/O và con dấu của thương nhân, và danh sách các cơ sở SX của thương nhân (Phụ lục 1);

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu với cơ quan công an.

3. Hồ sơ đề nghị cấp C/O mới:

3.1. Chứng từ xuất khẩu:

Đơn đề nghị cấp C/O (Phụ lục 2);

Phiếu ghi chép (Phụ lục 3);

Bản sao tờ khai hải quan xuất khẩu;

Các bản C/O đã được khai đầy đủ, đúng quy định (thông thường là 1 bản chính và 3 bản copy);

Hóa đơn bán hàng/Hóa đơn thương mại;

Bản sao B/L hoặc AWB hoặc chứng từ vận tải khác;

3.2. Chứng từ chứng minh nguồn gốc:

Chứng minh hàng hóa có xuất xứ thuần túy/toàn bộ: Doanh nghiệp khai theo mẫu bảng kê BK11 hoặc/và BK12 hoặc/và BK13 (Phụ lục 11)

Chứng minh hàng hóa có xuất xứ không thuần túy: Bảng kê nguyên vật liệu theo mẫu phù hợp (Phụ lục 11) và bản sao các chứng từ mua nguyên vật liệu như tờ khai hải quan nhập khẩu và/hoặc hóa đơn mua nguyên vật liệu và/hoặc các chứng từ khác phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.

Một số chứng từ khác (nếu cần hoặc theo yêu cầu của các cơ quan chức năng): Giấy chứng nhận kiểm dịch, giấy chứng nhận khai thác, …

4. Khai C/O qua mạng:

Sau khi doanh nghiệp đăng ký hồ sơ thương nhân, được cấp mã đơn vị, và được cấp C/O, dữ liệu về thương nhân sẽ được VCCI upload trên trang web www.covcci.com.vn. Các lô hàng tiếp theo, doanh nghiệp có thể truy cập vào www.covcci.com.vn để khai C/O qua mạng, hoàn tất hồ sơ và nộp sồ sơ đề nghị cấp C/O tại tổ cấp C/O phù hợp để được xét cấp C/O nhanh hơn theo quy định.

Để khai C/O qua mạng, doanh nghiệp truy cập www.covcci.com.vn, click KHAI BÁO C/O ONLINE. Tại cửa sổ KHAI BÁO C/O ONLINE, doanh nghiệp khai mã số thuế vào dòng MST (username); đối với doanh nghiệp khai báo C/O online lần đầu, mật khẩu sẽ là mã số thuế của doanh nghiệp. Sau khi nhập username và mật khẩu thành công, doanh nghiệp có thể đổi mật khẩu và khai báo C/O qua mang theo hướng dẫn.

5. Quy trình cấp C/O

  • Zalo
  • Hot line