Surrender Bill of Lading Là Gì-Tại Sao Lại Sử Dụng [cập nhật 2020]
Là khái niệm thường xuyên gặp phải trong xuất nhập khẩu, đồng thời cũng dễ bị nhầm lẫn với các thuật ngữ khác. Bài viết này sẽ cũng cấp những kiến thức cơ bản giúp bạn hiểu rõ hơn về Surrender bill of lading là gì ? Và lý do tại sao phải sử dụng Surrender bill of lading là gì?
Surrender bill of lading là gì ?
Surrendered bill of lading được gọi là vận đơn Điện giao hàng: một vận đơn xuất trình để thuận tiện cho người gửi hàng và người nhận hàng trong việc giải phóng hàng. Thường thì khi shipper làm surrender bill sẽ tốn một khoản phụ phí vận tải biển, phụ phí này thu trong khoản telex release fee.
Tại Sao Surrendered Bill Lại Được Sử Dụng?
Với những lô hàng lớn đòi hỏi việc xếp dỡ cũng như hoàn thành bộ chứng từ mất rất nhiều thời gian, trong khi hàng cần nhận gấp thì Surrendered là một giải pháp hoàn hảo cho cả người bán và người mua hàng: Người mua hàng có thể nhận hàng hóa nhanh chóng và giảm rủi ro về chi phí lưu kho khi hàng hóa về đến cảng nhưng bên mua chưa nhận được bộ chứng từ gốc kịp thời để giải phóng hàng, người bán có thể duy trì mối quan hệ tốt với bên mua của mình.
Tuy nhiên loại bill này cũng có nhược điểm là tốn chi phí, phải làm vớ những người thật sự tin tưởng và có phương thức thanh toán rõ ràng. Tránh trường hợp hàng đã release nhưng tiền thì chưa nhận. Để khắc phục nhược điểm này, có một số hãng tàu làm seaway không tốn phí.
Quy trình làm Surrender Bill of Lading như thế nào?
Bước 1: Surrendered Bill cho lô hàng được Shipper yêu cầu Forwarder thực hiện.
Bước 2: Forwarder phát hành Surrendered bill cho Shipper
Bước 3: Shipper gửi Surrendered này cho Consignee
Bước 4: Surrendered bill do Forwarder yêu cầu hãng tàu làm (surrendered bill này với người nhận hàng là đại lý agency của Forwarder).
Bước 5: Hàng đến hãng tàu gửi D/O (Delivery Order - Lệnh giao hàng) cho đại lý forwarder đến nhận hàng.
Bước 6: Đại lý agency gửi D/O cho consignee đến nhận hàng.
Bước 7: Consignee đem giấy giới thiệu lên cho Agency, ngược lại Agency gởi giấy giới thiệu cho Consignee.
Bước 8: Consignee đem giấy giới thiệu của Agency nhận hàng.
Kết Luận
- Trong Vận Chuyển Hàng Hóa Đường Biển để consignee (người nhận) nhận được hàng thường thì shipper (người gửi) phải gửi cho consignee 3 bản bill gốc, và để nhanh chóng thì phải gửi bằng đường hàng không, do đó việc làm này tốn chi phí và thời gian.
- Telex release là một cuộc điện để giải phóng hàng mà người nhận hàng không cần phải có bill gốc. Như vậy làm telex release có ưu điểm nhanh gọn và tiết kiệm khoản tiền gửi bill gốc. Tuy nhiên Surrendered Bill không giống như bill gốc,hoàn toàn không có tính sở hữu. Nó chỉ là 1 tờ giấy bản Copy “hoàn toàn gần như không có giá trị”. Dù bạn có 100 tờ bill này mà không phải là Consignee có giấy giới thiệu thì cũng không nhận được hàng.
- Surrender bill là một bill có form và nội dung gần giống với bill gốc, trên bill có đóng dấu surrendered. Còn telex release là một phương thức để làm surrenderded bill.
Hy vọng bài Surrender bill of lading là gì Và Tại Sao Lại Sử Dụng sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình thực hiện công việc xuất nhập khẩu.
Xem thêm:
5 Bước Quy trình thủ tục nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
Dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói Nguyên Đức
Hướng dẫn tìm nguồn hàng kinh doanh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
4 cách tìm nguồn hàng giá sỉ- giá rẻ - giá tận gốc cho nhà đầu tư mới
Dịch vụ tìm nguồn hàng trọn gói Nguyên Đức - uy tín, cam kết chất lượng