News

News

Vấn đề thường gặp về Nhập máy móc thiết bị tạo tài sản cố định của doanh nghiệp chế xuất

Vấn đề thường gặp về Nhập máy móc thiết bị tạo tài sản cố định của doanh nghiệp chế xuất

Căn cứ theo:
1./Quy định về Luật đầu tư:
– Căn cứ Khoản 1 Điều 47 Nghị định số 118/2015/NĐ- CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định:
Điều 47. Hoạt động của nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế
1. Thuê hoặc mua nhà xưởng, văn phòng, kho bãi đã xây dựng để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh”
– Căn cứ quy định tại Điều 26 Nghị định số 118/2015//NĐ- CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư
Điều 26. Trách nhiệm thực hiện dự án đầu tư
2. Đối với dự án đầu tư thực hiện theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản quyết định chủ trương đầu tư, nhà đầu tư có trách nhiệm triển khai thực hiện dự án đầu tư theo đúng nội dung quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản quyết định chủ trương đầu tư và quy định của pháp luật có liên quan…”
Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên nhà đầu tư được quyền thuê nhà xưởng, kho bãi đã xây dựng trong khu công nghiệp để phục vụ sản xuất và có trách nhiệm tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư; thực hiện hoạt động đầu tư theo đúng nội dung văn bản đăng ký đầu tư, nội dung Giấy chứng nhận đầu tư cho phép.
– Về điều kiện giám sát đối với nhà xưởng DNCX thuê để phục vụ hoạt động sản xuất của chính DNCX theo đó địa điểm này phải đáp ứng điều kiện về kiểm tra, giám sát hải quan đối với DNCX theo quy định hiện hành tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 114/2015/NĐ-CP ngày 09/11/2015 của Chính phủ.

2./ Về chính sách thuế:
a)Thuế nhập khẩu:
– Căn cứ Điều 14 Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 09 năm 2016 của Chính phủ quy định:
Điều 14. Miễn thuế hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư
1. Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 11 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu….:
b)Thuế GTGT:
– Căn cứ khoản 20 Điều 5 Luật Thuế GTGT số 13/2008/QH13 ngày 03/06/2008 quy định:
Điều 5. Đối tượng không chịu thuế
20. Hàng hoá chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài; hàng hoá, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau”.
– Căn cứ Điều 3 và khoản 20 Điều 4 Thông tư 219/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ Tài chính quy định:
Điều 3. Người nộp thuế
Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hoá, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu)…
Điều 4. Đối tượng không chịu thuế GTGT
20. Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài.
Hàng hoá, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau.
Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại – công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập và được hưởng các ưu đãi về thuế như khu phi thuế quan theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Quan hệ mua bán trao đổi hàng hoá giữa các khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.

  • Zalo
  • Hot line