Tin tức

Tin tức

Nhập khẩu DDP là gì? Những điều cần lưu ý [cập nhật 2020]

Nhập khẩu DDP là gì? Những điều cần lưu ý [cập nhật 2020]

Nhập khẩu DDP là gì? Đó là câu hỏi của không ít người khi mới vào ngành và đang tìm hiểu về lĩnh vực xuất nhập khẩu. Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ đến các bạn khái niệm nhập khẩu DDP hay Điều kiện DDP là gì và những điểm cần lưu ý xung quanh điều kiện này

Nhập khẩu DDP (nơi đến quy định), là một điều khoản của Incoterms nhằm phân định nhiệm vụ và rủi ro và mâu thuẫn giữa người bán và người mua. Điều kiện DDP có thể áp dụng chuyến hàng có sử dụng nhiều phương thức vận tải tham gia.

Xem thêm: Dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói Nguyên Đức – uy tín, chất lượng, cam kết

1. Nhập khẩu DDP là gì?

DDP (Delivery Duty Paid) – Giao đã trả thuế hoặc Giao hàng đã thông quan nhập khẩu

DDP (Delivered Duty Paid) là một thuật ngữ của Incoterm.

Nó có nghĩa là bên bán hàng phải thanh toán mọi cước phí vận chuyển và gánh chịu mọi rủi ro cho đến khi hàng hóa được giao cho bên mua hàng cũng như phải nộp mọi thứ thuế (nếu có) trước khi hàng được giao cho bên mua, chẳng hạn thuế nhập khẩu.

Bên mua phải chịu chi phí bốc dỡ hàng khi hàng đã vận chuyển đến nơi nhận.

nhap-khau-ddp-la-gi

Nhập khẩu ddp là gì? Những điều cần biết

2. Nghĩa vụ của người mua và người bán

2.1 Nghĩa vụ của bên bán

  • Giao hàng đúng như qui định của hợp đồng ngoại thương.
  • Chịu mọi trách nhiệm về rủi ro và phí tổn về hàng hóa trước khi giao cho người mua.
  • Giao hàng đến nơi qui định trên phương tiện vận chuyển.
  • Thông quan xuất nhập khẩu (thực hiện thủ tục, cung cấp giấy phép xuất nhập khẩu, trả mọi khoản chi phí và thuế xuất nhập khẩu).
  • Cung cấp các chứng từ để người mua có thể nhận hàng tại nơi qui định (Vd: các chứng từ bắt buộc như hóa đơn thương mại, giấy lưu kho, giấy phép nhập khẩu, chứng từ vận tải;
  • ngoài ra có thể có những loại chứng từ khác như giấy lưu kho và chứng từ kho bãi hoặc chứng từ vận tải (vận đơn – bill of lading B/L).

2.2 Nghĩa vụ của người mua

  • Nhận hàng tại nơi đến quy định.
  • Chịu mọi rủi ro và chi phí phát sinh trong ngày sau khi hàng nằm trong quyền định đoạt của mình.
  • Thực hiện các công việc hỗ trợ cho bên bán (nếu có yêu cầu) với chi phí bên bán chịu.

Lưu ý :

DDP cũng giống như các điều kiện khác như: EXW, FCA, DAT, DAP, DDP, FAS, FOB, thì nơi được chỉ định cũng là nơi sẽ diễn ra việc giao hàng.

Người bán và người mua cần quy định nơi hoặc cảng càng chính xác càng tốt khi thỏa thuận trong hợp hợp đồng về điều khoản giao hàng, vì đây cũng là nơi rủi ro chuyển từ người bán sang người mua.

Địa điểm thỏa thuận thường là các kho của người mua hoặc đại lý của họ, cơ sở của người dùng cuối, đường biên giới quốc gia hoặc bất kỳ một địa điểm nào khác được thỏa thuận giữa hai bên.

Theo Incoterms, điều khoản DDP không quy định về yêu cầu bảo hiểm hàng hóa. Theo đó, người bán không cần phải chịu trách nhiệm đảm bảo hàng hóa.

Người bán chỉ có trách nhiệm giao hàng và thanh toán mọi chi phí trong việc vận chuyển hàng hóa đến địa điểm được chỉ định ở quốc gia của người mua.

Đối với điều kiện DDP người bán phải làm thủ tục nhập khẩu cho hàng hóa, vì vậy các bên không nên sử dụng điều kiện DDP nếu người bán không thể trực tiếp hay gián tiếp làm thủ tục nhập khẩu.

Xem thêm: Điều kiện giao hàng DAP là gì? những điều cần lưu ý

Bài viết đã chia sẻ đến các bạn các lưu ý cũng như khái niệm về nhập khẩu ddp là gì và những điều cần lưu ý . Nếu bạn gặp khó khăn và thắc mắc về các vấn đề thủ tục hãy liên hệ ngay với chúng tôi.

Nguyên Đức sẽ giúp các bạn tư vấn và tìm các giải pháp phù hợp với doanh nghiệp của bạn nhất.

Xem thêm: Dịch vụ tìm nguồn hàng trọn gói Nguyên Đức

  • Zalo
  • Hot line