Tin tức

Tin tức

Những rủi ro cần biết khi sử dụng thanh toán tín dụng thư L/C

Những rủi ro cần biết khi sử dụng thanh toán tín dụng thư L/C

Bài viết này chúng tôi xin phân tích rủi do nhà nhập khẩu và xuất khẩu cần biết để hạn chế trên góc độ các bên có thể ảnh hưởng tới họ: từ ngân hàng, nhà xuất khẩu và bên vận tải và nhà nhập khẩu trong thanh toán tín dụng thư L/C

thanh toán tín dụng thư L/C

Rủi ro khi thanh toán tín dụng thư L/C

1. Rủi ro khi thanh toán tín dụng thư L/C: từ phía ngân hàng phát hành L/C

Đây là rủi do người bán có thể gặp phải khi người mua mở tài khoản tại ngân hàng phát hành L/C không đảm bảo khả năng thanh toán, tín nhiệm kém, hoặc chưa có mã Swift code .

Giải pháp giảm thiểu:

  • Bên bán có thể yêu cầu bên mua mở L/C tại các ngân hàng uy tín, có tên tuổi
  • Một số trường hợp có thể chỉ định ngân hàng phát hành L/C là đại lý của ngân hàng tại nước xuất khẩu hoặc ngược lại có quan hệ đảm bảo.

2. Rủi ro thanh toán tín dụng thư L/C: từ phía nhà xuất khẩu có thể gây ra cho nhà nhập khẩu

Nhiều trường hợp nhà xuất khẩu không gửi đủ hàng hoặc khi nhận hàng không giống như hình ảnh sản phẩm mẫu, đàm phán trên hợp đồng thương mại. Lúc này rủi do nhà nhập khẩu sẽ phải chiu hết.

Giải pháp giảm thiểu rủi ro từ phía nhà xuất khẩu

  • Làm việc với đối tác uy tín đàm phán chặt chẽ về các điều kiện đóng giói giao hàng ( phải có ảnh chụp, video gửi cho nhà nhập khẩu)
  • Tham vấn ngân hàng về lịch sử kinh doanh của đối tác
  • Quy định rõ ràng điều khoản phạt trong hợp đồng ngọai thương nếu không thực hiện hợp đồng
  • Cử nhân viên qua trực tiếp giám sát quá trình đóng gói và vận chuyển
  • Nhiều trường hợp giá trị lớn 2 bên cùng phải ký quỹ ngân hàng trường hợp 1 trong 2 bên sai phạm thì bên còn lại vẫn được bồi thường
  • Ngoài những yêu cầu chính trong L/C còn cần chuẩn bị thêm những công cụ của ngân hàng như : Thư tín dụng dự phòng, Performance bond, Bank guarantee…

3. Nhà xuất khẩu không thực hiện đúng những quy định trong L/C

Chậm giao hàng do không thu gom và chuẩn bị kịp ( Trường hợp nhà xuất khẩu chưa chuẩn bị kịp hàng)

Giải pháp xử lý :

  • Ước luợng thời gian chuẩn bị hàng và gom hàng chính xác cần đề phòng tới trường hợp xấu nhất có thể xảy ra
  • Trường hợp nếu người xuất khẩu không giao hàng kịp cần thực hiện điều chỉnh L/C phí này sẽ do nhà xuất khẩu chịu

4. Người xuất khẩu giao hàng không đủ như hợp đồng quy định

Hàng lên tàu không kịp, tàu delay, hết chỗ, đổi tàu …

Giải pháp :

  • Khảo sát tuyến vận tải ngay sau khi ký hợp đồng
  • Thuê tàu chuyến nếu hàng nhiều
  • Chọn hãng tàu có thế mạnh về tuyến vận chuyển đó
  • Trường hợp bên xuất khẩu không cam kết giao hàng đúng tiến độ cần tiến hành sửa L/C

Nếu người xuất khẩu giao hàng từng phần: Trước hết phải đọc kỹ để nắm vững y/c của L/C

– Đề xuẩ rõ từng đợt giao hàng mấy lần, thời gian giao hàng bao nhiêu

– Khối luợng hàng giao mấy lần chia cụ thể từng đợt bao nhiêu trường hợp nếu nhà xuất khẩu không giao hàng đúng tiến độ thì thực hiện sửa L/C phí này thường do bên nhà xuất khẩu chịu

Những rủi do phát sinh từ phía nhà xuất khẩu trong thanh toán tín dụng thư L/C

Nhà xuất khẩu Không xuất trình đuợc bộ chứng từ theo đúng quy định L/C

Giải pháp:

  • Chuẩn bị chứng từ đầy đủ, khi làm thanh toán L/C cần nhân sự giỏi để tránh trường hợp sửa L/C nhiều lần
  • Chọn đối tác làm ăn có thiện chí không làm khó hoặc lấy cơ bắt bẻ
  • Cần đàm phán trong hợp đồng tất cả những chứng từ cần chuẩn bị trong bộ chứng từ han chế việc phát sinh thêm sau khi đã ký hợp đồng
  • Kiểm soát chặt chẽ những rủi ro có thể phát sinh khi sử dụng L/C
  • Nhận tham vấn từ ngân hàng thụ hưởng hỗ trợ nhà xuất khẩu
  • Tìm hiểu kỹ về quy định thanh toán L/C và quy định với bộ chứng từ
  • Căn thời gian chuẩn bị chứng từ hợp lý để đàm phán trong ngày mở L/C hạn chế mơ trước quá sớm hoặc mở trong ngày hàng lên tàu nếu nhà xuất khẩu chưa kịp chuẩn bị L/C

Nhà xuất khẩu gửi chứng từ không hợp lệ, chứng từ giả

Nhiều trường hợp nhà nhập khẩu nhận chứng từ giả do nhà xuất khẩu gửi hoặc kiểm tra nội dung hàng không giống như chứng từ, hoặc bộ chứng từ không hợp lệ theo quy định tại nước nhập khẩu

Giải pháp:

  • Chứng tư liên quan tới hàng hóa như: C/O, I/P, C/Q, Test Report… phải do đơn vị có thẩm quyền cấp
  • Về vận đơn hãng tàu lập ra sau khi xếp hàng phải được đại diện bên nhập khẩu kiểm tra giám sát ( thông tin ngày tàu chạy, ngày phát hành, tên tàu số chuyến, lịch tàu…)
  • Nhà nhập khẩu phải được nhận vận đơn gốc để kiểm tra và đối chiếu với bộ chứng từ trên L/C
  • Chứng từ cần có chữ ký đại diện của bên nhập khẩu kiểm tra, các cơ quan có thẩm quyền ký phát.

Rủi ro do hãng tàu không tin cậy, tàu già

Sử dụng hãng tàu không tin cậy sẽ có trường hợp giao hàng thiếu, mất hàng, hỏng hàng không đền bù, sử dụng tàu già có thể bị tai nạn không nhận được đền bù xứng đáng lỗi này từ phía nhà vận chuyển.

Giải pháp:

  • Khi thanh toán L/C người nhập khẩu nên dành quyển chủ động thuê tàu
  • Chỉ định hãng tàu có uy tín hoặc có văn phòng tại nước nhập khẩu sẽ giúp nhà nhập khẩu kiểm soát tối thiểu rủi ro
  • Mua bảo hiểm hàng hóa ( Mua FOB có thể mua thêm bảo hiểm hoặc Nhập CIF với hàng Sea )

Bài viết rủi ro trong thanh toán tín dụng thư L/C do Nguyên Đức trình bày năm trong chuỗi bài viết về các phương thức thanh toán quốc tế gửi bạn đọc quan tâm cần tìm hiểu thêm kiến thức nghiệp vụ về thanh toán quốc tế.

Xem thêm:

Hướng dẫn Tìm Nguồn Hàng Kinh Doanh Cho Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ

Dịch vụ tìm nguồn hàng trọn gói Nguyên đức

ETA là gì? Các thông tin liên quan [cập nhật 2020]

  • Zalo
  • Hot line