Tin tức

Tin tức

Quy trình thủ tục nhập khẩu hàng hóa cơ bản dành cho người mới

Quy trình thủ tục nhập khẩu hàng hóa cơ bản dành cho người mới

Bài viết này đề cập tổng quan quy trình thủ tục nhập khẩu hàng hóa cơ bản bao gồm 07 giai đoạn: Trước khi ký hợp đồng; ký hợp đồng; thanh toán; giao hàng; thông quan; nhận hàng và Sau khi nhận hàng.

thu-tuc-nhap-khau-hang-hoa

Thủ tục nhập khẩu hàng hóa cơ bản cho người mới bắt đầu

Hiện nay, Việt Nam tham gia hội nhập ngày càng sâu vào nên kinh tế toàn cầu. Với các doanh nghiệp áp lực cạnh tranh ngày càng lớn, áp lực về nguồn hàng tốt và cắt giảm chi phí tối đa ngày càng cao, cùng môi trường quốc tế và chính sách thuận lợi, ngày càng nhiều doanh nghiệp đứng ra tự nhập khẩu hàng hóa.

Tại bài viết này, Nguyên Đức tổng quát 07 bước đầy đủ của Quy trình nhập khẩu, dưới góc nhìn của người vận chuyển, để bạn đọc có cái nhìn tổng quát về quá trình nhập khẩu, tránh những lỗi sai không cần thiết dẫn đến phát sinh chi phí trong quá trình nhập khẩu.

Giai đoạn 1: Trước khi ký hợp đồng

Đây là một trong những bước quan trọng nhất, tại giai đoạn này, những nội dung cần xác định bao gồm:

+ Hàng hóa có được nhập khẩu về Việt Nam hay không

Nói một cách khác là hàng hóa có thuộc danh mục cấm nhập khẩu của nhà nước hay không

Có thể tra cứu danh mục này tại đây

+ Nếu hàng hóa không thuộc danh mục cấm nhập khẩu, các nội dung tiếp theo cần xác định:

– Mặt hàng có chính sách gì đặc biệt không (có cần giấy phép, hợp quy, kiểm tra chất lượng …)

– Chi phí và thời gian nhập khẩu có phù hợp?

Chi phí nhập khẩu một thông thường bao gồm 02 phần chính là thuế nhập khẩu và chi phí vận chuyển

+ Thuế khi nhập khẩu

Các loại thuế khi nhập khẩu có thể bao gồm:

Thuế nhập khẩu

Thuế VAT

Thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế môi trường

Thuế tự vệ, chống bán phá giá

Thuế phân biệt đối xử

Thuế ngoài hạn ngạch

Tùy mặt hàng mà có thể không phải nộp, nộp một loại hoặc nhiều loại thuế trong danh sách kể trên

+ Chi phí vận chuyển

Chi phí vận chuyển và thời gian vận chuyển có quan hệ mật thiết với nhau. Tùy tính chất hàng hóa và mức độ yêu cầu thì hàng hóa nhập khẩu quốc tế có thể vận chuyển theo đường biển, đường hàng không, đường bộ, đường sắt, đường chuyển phát nhanh.

Mỗi lô hàng cần xem xét cụ thể để đưa ra quyết định phù hợp nhất.

Giai đoạn 2: Ký hợp đồng

Để ký kết hợp đồng, các bên cần xem xét cẩn thận tất cả các điều khoản, trong đó những điều khoản cần chú ý (dưới góc độ vận chuyển, thủ tục hải quan) bao gồm: Thanh toán, điều kiện giao hàng, thời gian giao hàng, chứng từ thanh toán, chứng từ vận chuyển, quy định về shipping mark, tem nhãn …

Để biết thêm về nội dung nhãn mác hàng hóa, có thể xem bài viết: Quy định hiện hành về nội dung nhãn mác hàng hóa nhập khẩu

Giai đoạn 3: Thanh toán

Căn cứ vào hợp đồng đã ký, người nhập khẩu tiến hành thanh toán cho người bán

Có nhiều phương thức thanh toán quốc tế, các phương thức thông dụng bao gồm L/C, TT, DP….

Để biết thêm chi tiết về các quy định thanh toán quốc tế, xem bài viết Tiêu chí phương thức thanh toán trong tờ khai hải quan

Giai đoạn 4: Giao hàng

Người bán giao hàng theo tiến độ.

Sau khi hàng lên tầu/máy bay người bán gửi bộ chứng từ cho người nhập khẩu qua email/qua thư

Bộ chứng từ thông thường bao gồm: Hợp đồng, invoice, packing list, C/O, C/Q, vận đơn

Tùy yêu cầu của người mua và tình hình cụ thể của người bán có thể thêm hoặc bớt chứng từ

Để biết thêm thông tin về hồ sơ hàng hóa, xem bài viết: Quy định hiện hành về hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu

Giai đoạn 5: Thông quan

Xem quy định hiện hành về Thủ tục hải quan tại bài viết: Văn bản quy định hiện hành về thủ tục hải quan đối với hàn hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Giai đoạn 6: Nhận hàng

Theo thông lệ hiện nay thì trách nhiệm của người vận chuyển là vận chuyển hàng đến kho, còn việc bốc dỡ hàng hóa xuống kho là thuộc chủ hàng.

Chủ hàng có trách nhiệm kiểm tra và đảm bảo đường vào cho xe và xếp dỡ hàng.

Ngoài ra, chủ hàng cũng cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ khi nhận hàng để phòng trừ cán bộ thị trường hoặc các bên liên quan kiểm tra đột xuất nguồn gốc hàng hóa.

Giai đoạn 7: Sau khi nhận hàng

Sau khi hàng hóa được thông quan và nhận hàng đầy đủ, chủ hàng cần lưu trữ chứng từ hải quan đầy đủ, theo quy định để làm việc sau này với cơ quan thuế hoặc cơ quan hải quan (trong trường hợp sau thông quan)

Vừa rồi là bài viết quy trình thủ tục nhập khẩu hàng hóa cơ bản dành cho người mới, hi vọng ndgroup.vn đã gửi đến các bạn các thông tin hữu ích

Nếu quan tâm đến dịch vụ của Nguyên Đức, bạn có thể xem Bảng tổng hợp dịch vụ vận chuyển và thủ tục hải quan của chúng tôi tại đây.

  • Zalo
  • Hot line