Tin tức

Tin tức

Thuế nhập khẩu máy móc thiết bị gồm những loại gì?

Thuế nhập khẩu máy móc thiết bị gồm những loại gì?

Để nhập khẩu thành công một lô hàng máy móc, thiết bị qua hải quan doanh nghiệp phải hoàn thành nghĩa vụ thuế. Vậy nhập khẩu máy móc, thiết bị cần phải đóng thuế gì? Bài viết này sẽ phân biệt các loại thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị bạn phải đóng để làm tài sản cố định và nhập khẩu máy móc, thiết bị vì mục đích thương mại.

thue-nhap-khau-may-moc

Thuế nhập khẩu máy móc thiết bị gồm 2 trường hợp:

Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu máy móc thiết bị làm tài sản cố định

Doanh nghiệp bạn cần nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ cho nhu cầu sản xuất, vận hành xưởng, nhà máy. Đối với trường hợp này, doanh nghiệp phải chịu khoản thuế sau đây:

  • Về thuế nhập khẩu, theo khoản 7 Điều 103 Thông tư 38/2015/TT-BTC, doanh nghiệp được miễn thuế nhập khẩu khi nhập khẩu hàng hóa để tạo tài sản cố định của dự án thuộc trường hợp ưu đãi đầu tư. Ngược lại, sẽ phải nộp thuế nhập khẩu tương ứng.
  • Thuế giá trị gia tăng tương ứng hàng hóa nhập khẩu với mức tối đa là 10%.

Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu máy móc thiết bị với mục đích thương mại

Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa với mục đích thương mại, mua đi bán lại, sẽ phải chịu các khoản thuế sau đây:

  • Thuế nhập khẩu: hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu không nằm trong trường trường hợp miễn thuế và thuộc đối tượng chịu thuế, được quy định trong điều 2 luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016, phải nộp thuế xuất nhập khẩu tương ứng với hàng hóa nhập khẩu

[Điều 2. Đối tượng chịu thuế]

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.

Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:

a) Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;

b) Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;

c) Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;

d) Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.

Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Thuế giá trị gia tăng: đối với hàng hóa được nhập khẩu để thực hiện việc kinh doanh, mua bán cho các doanh nghiệp khác / người tiêu dùng trong nước sẽ chịu thuế giá trị gia tăng. Trừ những loại hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế theo quy định tại Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2013.

Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu máy móc thiết bị mới 2020 - cần lưu ý những gì?

Vừa rồi là bài viết Thuế nhập khẩu máy móc thiết bị gồm những loại gì? Nếu quý khách hàng/doanh nghiệp vẫn còn gặp khó khăn trong các vấn đề Thuế nhập khẩu máy móc thiết bị, hãy liên hệ ngay với Nguyên Đức để được tư vấn miễn phí hoặc sử dụng dịch vụ tìm nguồn hàng máy móc thiết bị trọn gói của chúng tôi

  • Zalo
  • Hot line